Bảo mật ứng dụng web là quá trình, công nghệ hoặc giải pháp ngăn chặn các mối đe dọa dựa trên các lỗ hổng bảo mật để bảo vệ website, ứng dụng web và dịch vụ web như API. Bảo mật ứng dụng web là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp hoạt động dựa trên web. Vì tính chất trao đổi thường xuyên các thông tin, dữ liệu nhạy cảm của doanh nghiệp và khách hàng, trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của hacker hiện nay.
Theo ước tính, hơn 3/4 tội phạm mạng nhắm mục tiêu tấn công vào các ứng dụng web và lỗ hổng bảo mật để đánh cắp dữ liệu và làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các lỗ hổng cho phép tạo ra các vector tấn công khác nhau, phổ biến bao gồm:
Cross site scripting (XSS): là lỗ hổng phổ biến trong ứng dụng web. Để khai thác một lỗ hổng XSS, hacker sẽ chèn mã độc thông qua các đoạn script để thực thi chúng ở phía client. Thông thường, các cuộc tấn công XSS được sử dụng để vượt qua các hệ thống kiểm soát truy cập và mạo danh người dùng.
SQL injection (SQi): Là phương pháp hacker khai thác lỗ hổng trong cơ sở dữ liệu để thực hiện các truy vấn tìm kiếm. Hacker sử dụng SQi để chiếm quyền truy cập, thao túng và phá hủy dữ liệu trên web server của doanh nghiệp.
Denial-of-service (DoS): Qua nhiều vecto tấn công khác nhau, hacker làm quá tải máy chủ mục tiêu hoặc cơ sở hạ tầng xung quanh với lưu lượng tấn công khác nhau. Khi máy chủ không còn khả năng xử lý yêu cầu truy cập, bắt đầu hoạt động chậm và cuối cùng là từ chối dịch vụ đối với các yêu cầu hợp pháp từ người dùng.
Tấn công giả mạo (Cross-site request forgery / CSRF): Là phương thức tấn công lạm dụng quyền xác thực của người dùng với một website mà họ đã đăng nhập. Bằng cách tận dụng đặc quyền tài khoản, hacker gửi yêu cầu giả dạng người dùng để đánh cắp dữ liệu, thay đổi mật khẩu hoặc thực hiện các giao dịch trái phép khác.
Vi phạm dữ liệu (Data breach): Là một thuật ngữ chung đề cập đến việc tiết lộ thông tin nhạy cảm hoặc bí mật và có thể xảy ra thông qua các hành động ác ý hoặc do nhầm lẫn. Mức độ ảnh hưởng của vi phạm dữ liệu khá rộng, có thể làm ảnh hưởng đến những ghi giá trị cho đến hàng triệu tài khoản người dùng bị lộ.
Các bước cơ bản để bảo vệ ứng dụng web bao gồm sử dụng mã hóa cập nhật mới nhất, yêu cầu xác thực thích hợp, liên tục vá lỗ hổng đã phát hiện. Tuy nhiên trong thực tế, hacker tinh vi có thể tìm thấy lỗ hổng ngay cả trong môi trường bảo mật cao. Do đó, triển khai chiến lược bảo mật nâng cao là điều cần thiết.
Bảo mật ứng dụng web có thể toàn diện hơn bằng các giải pháp chống tấn công DDoS, tấn công vào tầng ứng dụng (layer 7) và DNS, bao gồm:
WAF - Chống tấn công vào tầng ứng dụng: WAF giúp bảo vệ ứng dụng web khỏi các lưu lượng HTTP độc hại bằng một lớp bảo vệ giữa máy chủ mục tiêu và hacker. WAF có thể chống lại các tấn công như tấn công XSS và SQL injection.
Giảm thiểu DDoS: Giảm thiểu DDoS có thể thông qua nhiều chiến lược khác nhau tùy thuộc vào từng nhà cung cấp dịch vụ chống DDoS và quy mô của các cuộc tấn công DDoS mà doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi triển khai. Tham khảo dịch vụ giảm thiểu DDoS của VNIS tại đây.
Bảo mật DNS - DNSSEC: Bảo mật DNS bao gồm áp dụng giao thức DNSSEC - Phần mở rộng bảo mật tên miền. Đây là một tính năng DNS nâng cao khi thêm một lớp bảo mật phụ cho miền bằng cách đính kèm bản ghi chữ ký số (DS) vào thông tin DNS, giúp tăng cường mức bảo mật cao hơn
Bài viết liên quan