Web Optimization
8 Tiêu chí hàng đầu để lựa chọn tường lửa WAF hiệu quả
Wed Feb 23 2022Tường lửa WAF là tuyến phòng thủ đầu tiên giúp chống lại các cuộc tấn công mạng và dữ liệu sẽ được kiểm soát theo chính sách bảo mật.
Tường lửa WAF (Web Application Firewall) là tuyến phòng thủ đầu tiên và là lá chắn bảo vệ để chống lại các cuộc tấn công mạng. Tại đây, mọi luồng dữ liệu đi qua tường lửa sẽ được kiểm soát theo chính sách bảo mật định sẵn. Sử dụng nó giống như việc hành khách đi qua cổng kiểm tra an ninh ở sân bay – tất cả mọi người, hàng hóa trước khi lên máy bay đều được kiểm tra để không xảy ra chuyện đáng tiếc.
Có một số loại WAF trên thị trường, mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Đầu tư cho một giải pháp phù hợp là rất quan trọng để củng cố hệ thống an ninh mạng. Trong bài viết này, VNIS sẽ đi sâu vào 8 tiêu chí chính cần lưu ý khi lựa chọn giải pháp bảo mật cho website.
1. Khả năng phát hiện và bảo vệ của tường lửa ứng dụng web
Hiệu quả hoạt động của WAF được đánh giá bởi khả năng phát hiện và bảo vệ các ứng dụng khỏi yếu tố độc hại và các cuộc tấn công. Các tính năng sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó để các request độc hại đi qua và đến được ứng dụng trong hệ thống. Một tường lửa ứng dụng web đạt chuẩn sẽ có khả năng phát hiện và ngăn chặn được Top 10 OWASP.
Ngày nay các cuộc tấn công mạng đa số đều có sự hỗ trợ của AI, nên việc phát hiện và ngăn chặn các bot xấu là một vấn đề rất quan trọng. Để làm được điều này, giải pháp tường tường lửa ứng dụng phải được trang bị khả năng tự động hóa, AI và machine learning để phân tích hành vi của lưu lượng truy cập. Sau đó, tự động cảnh báo, block hoặc yêu cầu xác minh danh tính khi phát hiện có điểm đáng ngờ.
Hơn nữa, những hình thức tấn công ngày càng trở nên tinh vi, nên WAF phải được trang bị Global Threat Intelligence, để theo dõi và cập nhật cơ sở dữ liệu trước các mối đe dọa mới. Nó cũng phải bảo vệ được website khỏi các lỗi thiết kế bảo mật (Business Logic Flaws) và lỗ hổng zero-day.
Với sự ra đời của IoT, các cuộc tấn công DDoS ngày nay trở nên nguy hiểm và dễ thực hiện hơn. Tấn công DDoS có nhiều loại và chúng có khả năng kết hợp với những hình thức tấn công khác, nên việc bảo vệ trang web khỏi DDoS cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Do đó, điều bạn cần là một giải pháp có khả năng bảo vệ toàn diện và có thể chống lại tất cả các loại tấn công DDoS.
Trong số các khả năng bảo vệ, bản vá ảo (virtual patching) là một nhân tố vô cùng quan trọng. Nó phải vá được tất cả những lỗ hổng ngay khi vừa phát hiện, trước khi những kẻ tấn công thực hiện các bước tiếp theo. Điều này giúp cho hệ thống luôn ổn định trong quá trình các nhà phát triển đang khắc phục lỗ hổng.
Trong thời buổi CNTT hiện nay, việc sử dụng phần mềm, dịch vụ của bên thứ ba rất phổ biến. Do đó, những bản cập nhật cũ chưa được vá lỗi của bên thứ ba là những lỗ hổng dễ bị hacker khai thác nhất. Điều này làm cho việc vá lỗi ảo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
2. Khả năng mở rộng và phạm vi bảo vệ
Tường lửa ứng dụng web phải được theo dõi và nâng cấp liên tục để khi lượng traffic tăng cao vẫn đảm bảo tính khả dụng 24/7 của ứng dụng.
Tường lửa ứng dụng phải có khả năng bảo vệ bất kỳ loại ứng dụng nào (trang tĩnh, blog, trang web động hoặc website thương mại điện tử). Nó phải hỗ trợ bảo mật API và bảo mật cho các ứng dụng không có máy chủ.
3. Khả năng tùy chỉnh
Không những sử dụng sự tự động hóa và AI để ngăn chặn các cuộc tấn công, tường lửa ứng dụng web còn phải được quản lý bởi các chuyên gia bảo mật. Điều này rất quan trọng, nó đảm bảo rằng các chính sách bảo mật được tùy chỉnh để bảo vệ trang web khỏi các lỗi thiết kế bảo mật và các lỗ hổng zero-day. Các giải pháp tiên tiến cũng như chính sách bảo mật tùy chỉnh với độ chính xác cao như trong phẫu thuật, có thể đáp ứng được những nhu cầu đặc biệt của từng tổ chức.
4. Triển khai
WAF phải luôn thể hiện được khả năng bảo vệ mạnh mẽ dù ở trong bất kỳ môi trường nào (public, private, hybrid, or multiple clouds).
5. Tuân thủ và báo cáo
Hầu hết các doanh nghiệp có ứng dụng web đều phải tuân theo các tiêu chuẩn và tuân thủ liên quan đến bảo mật như GDPR, PCI-DSS,... Nên lựa chọn một tường lửa ứng dụng có thể giúp bạn thu thập được dữ liệu và những thông tin chi tiết một cách nhanh chóng, và dễ dàng tạo các báo cáo và tài liệu cần thiết phù hợp cho từng mục đích.
6. Quan sát và hiển thị
Giải pháp phải được trang bị khả năng phân tích bảo mật, hiển thị thông tin đầy đủ và liên tục về tình hình an ninh mạng của tổ chức. Bảng điều khiển phải thân thiện với người dùng để các nhóm bảo mật CNTT và nhà phát triển dễ dàng trong việc đánh giá tình trạng bảo mật, và tiến hành khắc phục khi có sự cố xảy ra. Điều này giúp tối đa hóa hiệu quả bảo mật của tổ chức.
7. Được quản lý
WAF cũng có thể bị lỗi bất cứ lúc nào. Để tốt nhất cho doanh nghiệp, nên sử dụng dịch vụ tường lửa ứng dụng có sự quản lý của đội ngũ chuyên gia. Như vậy, nó sẽ được quản lý và đảm bảo hơn về tính linh hoạt, cũng như tính kịp thời trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, nó cũng được cập nhật thường xuyên để đảm bảo khả năng bảo vệ website của mình.
8. Chi phí và dịch vụ hỗ trợ
Nên chọn nhà cung cấp WAF có chính sách giá minh bạch, tìm hiểu kỹ xem có bất kỳ loại chi phí ẩn nào không. Hỏi về chi phí quản lý, đảm bảo rằng nhà cung cấp của bạn có sẵn sàng hỗ trợ 24/7 để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Hy vọng những tiêu chí trên bạn có thể giúp lựa chọn giải pháp tường lửa ứng dụng web phù hợp cho doanh nghiệp của mình. VNIS WAF là một phần của giải pháp bảo mật toàn diện, thông minh và được quản lý bởi đội ngũ chuyên viên có nhiều kinh nghiệm, giúp website của bạn luôn được ổn định và giảm thiểu tối đa những rủi ro.
Mục Lục