Web Optimization

Cách bảo mật website: 6 chiến lược đảm bảo an toàn trực tuyến

Tue Jul 05 2022
Cách bảo mật website: 6 chiến lược đảm bảo an toàn trực tuyến

Có những cách bảo mật website nào tốt nhất hiện nay, cùng VNIS (VNETWORK Internet Security) tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là một trong những quốc gia có tỷ lệ hứng chịu các cuộc tấn công mạng thuộc nhóm cao trên thế giới. Bên cạnh đó, mức độ sử dụng máy tính và các thiết bị thông minh tại Việt Nam tăng đột biến do ảnh hưởng của COVID-19, cũng như sự bùng nổ của các nền tảng học và làm online. Nền tảng online chính là môi trường lý tưởng để tin tặc (hacker) lợi dụng tấn công vào website gây ra những tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Vậy có những cách bảo mật website nào tốt nhất hiện nay, cùng VNIS (VNETWORK Internet Security) tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

6 cách bảo mật website phổ biến

1. Chống mã độc và virus xâm nhập website

Khi website bị nhiễm mã độc hay bị virus xâm nhập, website có thể bị:

  • Mất nhiều traffic
  • Mất một loạt trang Index
  • Website bị chèn link khác
  • Spam trên trang web

Để chống mã độc và virus xâm nhập website, doanh nghiệp có thể tham khảo các biện pháp sau:

Thiết lập trình quét phần mềm độc hại: Đảm bảo trang web và máy chủ cũng như các thiết bị luôn được quét qua bởi phần mềm độc hại liên tục.

Thiết kế không gian web dễ hiểu và có hệ thống: Không gian web gọn gàng và có hệ thống sẽ giúp người điều hành có cái nhìn tổng quan và dễ dàng nhận biết các ứng dụng lỗi thời. Những ứng dụng này chính là sơ hở để tin tặc tấn công.

Trong trường hợp sự cố xảy ra quá nghiêm trọng, nằm ngoài tầm xử lý của doanh nghiệp, hãy liên hệ với các đơn vị bảo mật website để họ kiểm tra, kịp thời đưa ra phương án giải quyết kịp thời.

2. Chống DDoS website

DDoS là một hình thức tấn công từ chối dịch vụ phân tán dẫn đến việc người dùng không thể sử dụng hay kết nối đến một dịch vụ sử dụng internet nào đó. Tin tặc thường thực hiện tấn công DDoS bằng cách chiếm quyền kiểm soát các máy tính không được bảo vệ và cài đặt phần mềm độc hại lên đó. Hacker sử dụng hàng trăm nghìn máy tính bị chiếm quyền này để nhắm mục tiêu vào một website hoặc một ứng dụng dạng web, nhấn chìm mục tiêu với lượng truy cập khổng lồ và gây ra tình trạng không thể truy cập được.

Để tránh bị DDoS có thể theo dõi các cách làm sau:

  • Đầu tư vào phần cứng tốt Đầu tư vào phần cứng chất lượng cao có thể giúp phát hiện các cuộc tấn công bất ngờ và thậm chí ngăn chặn chúng. Phần cứng mạng bao gồm tất cả thành phần giúp truyền dữ liệu trên mạng bao gồm: Router, cable để kết nối hệ thống, switch mạng và card mạng. Đối với một chủ doanh nghiệp nhỏ hay quản trị viên trang web, rất khó để đầu tư vào phần cứng vì tốn nhiều chi phí lắp đặt, chi phí quản lý, tiềm lực nội bộ,... Doanh nghiệp có thể sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ bên ngoài.
  • Thuê một dịch vụ giảm thiểu được DDoS Một kỹ thuật khác để ngăn chặn các cuộc tấn công là thuê một dịch vụ giúp giảm thiểu DDoS. Cách ngăn chặn tấn công của công nghệ này là định tuyến tất cả lưu lượng truy cập đến qua một filter. Khi đó chỉ lưu lượng truy cập thật sự có thể đến được trang web hay ứng dụng.
  • Loại bỏ lỗ hổng trang web Cách tốt nhất để ngăn chặn tấn công DDoS là loại bỏ tất cả lỗ hổng trên trang web. Một trang web được hỗ trợ bởi một mạng lưới mạnh mẽ và dịch vụ lưu trữ tốt thì ít có khả năng trở thành nạn nhân của tấn công DDoS.
  • Sử dụng tường lửa ứng dụng web và CDN Tường lửa ứng dụng web là một cách chống DDoS cho website tốt, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Tường lửa có thể phát hiện và ngăn chặn tấn công DDoS bằng cách theo dõi các lưu lượng bất thường và chặn chúng. Ngoài ra, một mạng phân phối nội dung (CDN) có thể cân bằng lưu lượng tải trên trang web, bằng cách phân bố chúng trên các máy chủ khác nhau trên toàn cầu. Khi đó các hacker sẽ khó để khởi động các cuộc tấn công DDoS.
  • Tăng dung lượng băng thông và dung lượng server Lý do chính khiến trang web bị tắt đột ngột hay ngoại tuyến là nó không thể xử lý các lưu lượng truy cập bởi các cuộc tấn công DDoS. Do đó, mua thêm băng thông và tăng dung lượng server trang web là một cách tốt để giảm tác động của tấn công DDoS. Ngoài ra, mua nhiều băng thông và tăng dung lượng cũng giúp mở rộng kinh doanh vì trang web của doanh nghiệp có thể phục vụ nhiều khách hàng và người dùng hơn.

3. Cài đặt chứng thực SSL (Secure Sockets Layer) cho website SSL là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web Server và trình duyệt. Tiêu chuẩn này hoạt động và đảm bảo rằng các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng đều riêng tư và toàn vẹn. SSL hiện tại cũng là tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu website trên toàn thế giới, nó bảo vệ dữ liệu truyền đi trong môi trường internet được an toàn. SSL đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt được mang tính riêng tư.

4. Bảo mật tài khoản quản trị trang web và giới hạn quyền quản trị

4.1 Bảo mật tài khoản quản trị trang web

4.2 Giới hạn quyền quản trị hợp lý

Không phải website nào cũng chỉ cần vài người là có thể quản trị được. Có những trang web đòi hỏi số lượng người quản trị lên tới hàng trăm người cùng nhau tham gia xây dựng. Họ tham gia với những vai trò khác nhau từ content tới code. Điều này sẽ tạo ra nhiều vấn đề phát sinh. Việc doanh nghiệp cần làm là phân quyền một cách hợp lý để những người tham gia quản trị chỉ có khả năng chỉnh sửa thông tin đúng theo vai trò công việc của họ. Các tài khoản khác nhau nên bị giới hạn quyền hạn, xử lý theo những mục đích khác nhau đảm bảo cho các thành viên không sử dụng toàn bộ quyền hạn của các website gây sự hỗn loạn chung.

5. Sao lưu cơ sở dữ liệu website định kỳ

Sao lưu cơ sở dữ liệu website là hình thức sao chép giúp lưu lại toàn bộ các đoạn dữ liệu có trong máy chủ, máy tính, hay server,… hoặc trên bất kỳ thiết bị nào có khả năng lưu trữ và nhớ được dữ liệu. Việc lưu trữ ở một hoặc nhiều thiết bị nhằm bảo vệ dữ liệu website, tránh mất mát dữ liệu, tổn thất tài chính, uy tín doanh nghiệp và cũng là nguồn dữ liệu dự phòng sử dụng khi cần thiết. Dữ liệu website gồm 2 phần Database và Files. Phần thứ nhất (Database) lưu bài viết, thông tin khách hàng, sản phẩm, dịch vụ, email, điện thoại,… còn File là nơi lưu các hình ảnh, mp3, video và các file source code.

Có một số cách sao lưu dữ liệu cơ bản nào hiện nay:

  • Sao lưu dữ liệu bằng phần mềm Sử dụng các tính năng, các công cụ giúp việc sao lưu cho website được thực hiện. Việc sao lưu tự động được tiến hành cho mọi dữ liệu theo yêu cầu của mỗi doanh nghiệp. Lúc đó việc lưu lại toàn bộ các dữ liệu cần thiết đều được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả như yêu cầu.
  • Sao lưu dữ liệu thủ công Việc sao lưu bằng phương pháp thủ công khá phức tạp đòi hỏi cần có kiến thức, thực hiện cẩn trọng để tránh mắc phải những lỗi không mong muốn. Phương thức này chúng ta sẽ thực hiện việc sao lưu trực tiếp dữ liệu của website của thiết bị chính sang một thiết bị cụ thể khác. Việc lưu trữ dựa vào lưu lượng, cũng như yêu cầu bảo mật cụ thể. Đó có thể là ổ cứng, VPS, hay máy chủ, USB,…
  • Sao lưu cơ sở dữ liệu (database) Đối với dữ liệu của website thông thường sẽ lưu trữ ở bên trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, SQL Server, SQLite,… Đối với mỗi hệ quản trị cơ sở dữ liệu đều sẽ có đầy đủ các chức năng cho phép quá trình sao lưu database được thực hiện thông qua việc xuất file data và thường sẽ dưới dạng đuôi .sql. Lúc đó việc lưu file dữ liệu ở dịch vụ lưu trữ trực tuyến, PC, hay cloud,… đều có thể tiến hành dễ dàng. Ngoài ra các wordpress hosting hiện nay đều có cung cấp công cụ hỗ trợ sao lưu nhanh chóng và đơn giản.
  • Sao lưu mã nguồn (source code) Mã nguồn chính của website chính là những file có chứa đoạn mã hình thành lên trang web đó. Có thể lưu trữ đầy đủ mới giúp website luôn hoạt động tốt, chủ động trong xử lý mọi vấn đề không mong muốn phát sinh. Việc tiến hành sao lưu cần thực hiện đúng quy trình theo các bước dưới đây: Bước 1: Tiến hành đăng nhập vào tài khoản quản trị hosting. Bước 2: Vào thư mục gốc có chứa mã nguồn website, tiến hành né toàn bộ file thành một file nén ở dạng .zip, .rar hoặc .gzip. Bước 3: Ở bước này chúng ta tiến hành tải file đã nén về và lưu trữ trên Google Drive, PC hoặc đám mây, Dropbox,… Đối với các file nén được lưu trữ khi cần hồi phục thì việc upload file lên thư mục gốc, tiến hành giải nén là có thể có đầy đủ dữ liệu để sử dụng khi cần thiết.

6. Cập nhật bản vá mới nhất cho website

Khi phải cập nhật website liên tục gây nhiều trở ngại cho đội ngũ quản trị viên. Tuy nhiên đây lại là việc làm hết sức cần thiết. Lý do là các bản cập nhật này chứa các bản vá bảo mật quan trọng. Khi một bản vá được đưa ra cũng có nghĩa là nhà sản xuất đã phát hiện ra phần mềm tồn tại lỗ hổng có thể bị tấn công. Lợi dụng những lỗ hổng trên, hacker có thể thực hiện tấn công chiếm quyền kiểm soát máy tính cá nhân, tấn công từ chối dịch vụ, nâng quyền truy nhập hệ thống. Không cập nhật kịp thời các bản vá này cũng có nghĩa là website doanh nghiệp có thể bị tấn công bất kỳ lúc nào. Vì thế cập nhật bản vá thường xuyên là một trong những cách bảo mật website đơn giản nhưng lại rất hữu ích.

Trên đây là 6 cách bảo mật website phổ biến giúp website doanh nghiệp được tối ưu hơn rất nhiều. Nhưng để đảm bảo triển khai đúng và đủ các quy trình bảo mật cho website vẫn còn nhiều trở ngại và thách thức. Đó có thể là những rào cản về chi phí lắp đặt hạ tầng cho server web để chống DDoS, chi phí quản lý, chi phí nhân lực bảo vệ website trước các đe dọa tấn công vào lỗ hổng website,... Vì thế, sử dụng dịch vụ bảo mật website đến từ các nhà cung cấp uy tín đang là xu thế trong thời buổi hiện nay. Tuy nhiên, có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ với chất lượng và chính sách chăm sóc khách hàng khác nhau có mặt trên thị trường và để doanh nghiệp chọn được một đơn vị cung cấp tốt không phải là dễ. Tại nhiều quốc gia và cả ở Việt Nam, cái tên nền tảng bảo mật VNIS đã trở nên khá quen thuộc với các quản lý IT ở nhiều lĩnh vực như tài chính-ngân hàng, logistics, thương mại điện tử,...

VNIS cung cấp giải pháp bảo mật website với Cloud WAF tích hợp AI

Ngăn chặn các cuộc tấn công vào lỗ hổng bảo mật website là cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể đảm bảo uy tín thương hiệu, bảo vệ người dùng, gia tăng niềm tin của người dùng dành cho thương hiệu. VNIS cung cấp những giải pháp công nghệ hiện đại và hiệu quả giúp bảo vệ website doanh nghiệp.

Tường lửa Cloud WAF của VNIS giúp doanh nghiệp bảo vệ hệ thống, dữ liệu và người dùng trước những rủi ro bảo mật, chống lại các cuộc tấn công của hacker vào lỗ hổng website doanh nghiệp. Các hệ thống WAF chuyên biệt (On-premise) và các giao thức thiết lập truyền thống không thể bắt kịp với sự thay đổi của internet toàn cầu. Cloud WAF của VNIS là một dịch vụ toàn diện và đa dụng, với khả năng quản lý CRS (Core Rule Set) phức tạp để bảo vệ website của bạn an toàn trước các cuộc tấn công vào tầng ứng dụng. Hệ thống luôn cập nhật và có khả năng mở rộng cao để có thể ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật mới nhất gây hại cho website của bạn. Thêm vào đó, VNIS tích hợp công nghệ AI Load Balancing và Multi CDN cùng bộ các quy tắc tường lửa toàn diện, giúp hạn chế các phương thức tấn công phổ biến như SQL Injection, XSS hoặc ngăn chặn thực thi một file chứa mã độc. Không chỉ thế, với hệ thống Cloud WAF cùng trung tâm SOC tại nhiều quốc gia, mọi nguy cơ liên quan đến lỗ hổng OWASP được phát hiện và ngăn chặn ngay lập tức, chấm dứt mọi nỗi lo bảo mật cho doanh nghiệp.

Để giải đáp các thắc mắc liên quan tới cách bảo mật website, bảo vệ người dùng và uy tín thương hiệu, hãy đăng ký dùng thử ngay hoặc liên hệ hotline (028) 7306 8789 để nhận tư vấn từ các chuyên gia.

Mục Lục

    Hãy để lại thông tin liên hệ, các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.

    [Tên] là trường bắt buộc
    [Email] là trường bắt buộc
    [Điện Thoại] là trường bắt buộc
    [Nội Dung Liên Hệ] là trường bắt buộc
    News All