Web Optimization
Sự khác biệt giữa Firewall Layer 7 và Layer 3 là gì?
Fri Jul 08 2022Tường lửa tầng ứng dụng (Firewall layer 7) và tường lửa tầng mạng (Firewall layer 3) khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Tường lửa tầng ứng dụng (Firewall layer 7) và tường lửa tầng mạng (Firewall layer 3) giúp ngăn chặn các lưu lượng truy cập xấu với nhiều mục đích khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 2 loại tường lửa này qua bài viết sau đây.
Cơ bản về tường lửa website
Theo nghĩa đơn giản nhất, doanh nghiệp có thể hiểu là tường lửa sẽ đứng ở giữa người dùng và website để chặn hoặc cho phép các lưu lượng truy cập vào trang web. Nhờ điều này, tường lửa sẽ phòng chống được các tin tặc với nhiều mục đích xấu khác nhau như khai thác bảo mật, đánh cắp dữ liệu v.v…
Các lớp tường lửa (Firewall Layers)
Nhưng, làm thế nào mà tường lửa website có thể nhận biết được lưu lượng truy cập nào là xấu và tốt để chặn?.
Các lớp tường lửa hay được gọi là firewall layers, các layers này được sắp xếp theo mô hình OSI, dựa theo mô hình này mỗi layers sẽ có mỗi chức năng riêng của chính nó. Vì vậy, dựa theo chức năng riêng của từng layers mà hệ thống sẽ tự nhận biết được lưu lượng truy cập nào là xấu và tốt để đưa ra các quyết định phù hợp.
Tuy nhiên, nếu giải thích đầy đủ tường tận tất cả layers của tường lửa thì độ dài bài viết sẽ rất dài. Vì vậy, chúng tôi sẽ giải thích và so sánh 2 layers tiêu biểu (Layer 3 và Layer 7) trong mô hình này để giúp cho doanh nghiệp hiểu được cách hoạt động chúng.
Firewall Layer 3 - Kiểm soát mạng thông minh
Firewall layer 3 là tầng mạng của tường lửa website, ở đây layer này sẽ phân loại lưu lượng truy cập dựa theo địa chỉ IP, số cổng và các giao thức dịch vụ. Nói cách khác, doanh nghiệp có thể yêu cầu tường lửa của mình chấp nhận các lưu lượng truy cập từ các địa chỉ IP nhất định và chặn tất cả các lưu lượng khác (điều này sẽ tạo thành một whitelist). Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đưa các địa IP vào danh sách đen nếu doanh nghiệp biết đó là những địa chỉ IP mà được dùng để lạm dụng.
Nhiệm vụ chủ yếu của tầng mạng sẽ là chuyển đổi dữ liệu từ Segments thành Packets (Encapsulation), định tuyến đường đi của các gói tin (routing) và chuyển đổi dữ liệu từ Frames thành Packets (De-encapsulating).
Firewall Layer 7 - Bảo mật sâu tầng ứng dụng
Firewall layer 7 là tầng ứng dụng, ở layer này sẽ cho phép doanh nghiệp sắp xếp được lưu lượng truy cập theo ứng dụng hoặc dịch vụ ứng dụng mà các truy cập đang cố gắng tiếp cận. Tầng ứng dụng sẽ chịu trách nhiệm hiển thị dữ liệu và hình ảnh cho người dùng ở định dạng mà con người có thể nhận ra.
Ngoài ra, tầng ứng dụng sẽ chịu trách nhiệm về các giao thức và các thao tác dữ liệu mà phần mềm cần để trình bài dữ liệu cho người dùng. Ví dụ, các giao thức của tầng ứng dụng bao gồm: giao thức HTTP (cho phép giao tiếp qua internet) và giao thức SMTP (cho phép giao tiếp qua email).
Bên cạnh đó, tầng ứng dụng có thể chặn được bất kỳ lưu lượng truy cập nào mà có mục đích xấu ví dụ như: các cuộc tấn công lỗ hổng SQL hoặc là một lệnh telnet độc hại.
So sánh giữa firewall layer 3 và firewall layer 7
Như vậy, nếu như Layer 7 đã thực hiện các nhiệm vụ lớn của tường lửa, vậy tại sao chúng tôi lại nói thêm về Layer 3? Câu trả lời là những công cụ khác nhau sẽ giúp giảm thiểu các loại rủi ro khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp hệ thống sẽ sử dụng firewall layer 3, firewall layer 7 để bổ sung cho nhau.
Firewall layer 3 sẽ đưa ra quyết định dựa trên một tập hợp các biến (IP và cổng) và nó không bao quát nhiều so với firewall layer 7. Do đó, tường lửa layer 3 có thể giải quyết lưu lượng lớn hơn nhiều so với tường lửa layer 7. Và ngược lại, tường lửa layer 3 chỉ cho phép hoặc từ chối các lưu lượng truy cập dựa trên các cổng nguồn và cổng đích đến mà không cần biết đến lưu lượng bên trong như thế nào. Do đó, hoạt động chặn hoặc cho phép của layer 3 đều chỉ dựa trên địa chỉ IP.
Tuy nhiên, việc thiếu nhận thức về giao thức là một điểm mù tai hại đối với tường lửa layer 3. Đặc biệt là khi giao thức HTTP đã trở thành giao thức ứng dụng phổ biến, vì vậy các tin tặc sẽ có nhiều khả năng thăm dò và khai thác các điểm yếu trong lớp ứng dụng. Vì vậy, tường lửa layer 7 sẽ là phương án hoàn hảo cho việc xem xét được bên trong lớp ứng dụng và đưa ra quyết định về việc có cho phép hay không các yêu cầu dựa trên những gì nó chứa hay không. Đây là một hoạt động tính toán tốn kém hơn, nhưng cung cấp khả năng bảo mật cao hơn.
Vì những đánh đổi này, mô hình OSI sẽ sử dụng 7 lớp tường lửa cho hầu hết các tình huống nhằm mục đích sử dụng nhiều lớp phòng thủ theo chiều sâu. Ví dụ là có tường lửa layer 3 chỉ cho phép lưu lượng truy cập vào trên các cổng cụ thể mà ứng dụng của doanh nghiệp đang sử dụng. Sau đó, các cổng đó sẽ được chuyển đến tường lửa layer 7 để kiểm tra sâu ở cấp giao thức ứng dụng. Mô hình này sẽ tận dụng điểm mạnh của mỗi tường lửa.
Giới thiệu VNIS Cloud WAF - Bảo mật toàn diện cho Layer 3/4/7
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp bảo mật toàn diện cho hệ thống Web/App/API của mình, VNIS Cloud WAF của VNETWORK là lựa chọn hàng đầu. Đây là hệ thống tường lửa tiên tiến, được triển khai trên nền tảng Cloud, và tích hợp đồng thời cả Firewall Layer 3, Layer 4 và Layer 7.
Với VNIS Cloud WAF, doanh nghiệp có thể bảo mật hệ thống Web/App/API của mình trước mọi mối đe dọa an ninh mạng. Hệ thống tự động phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công thông qua các lỗ hổng bảo mật mạng và ứng dụng, giúp bảo vệ dữ liệu và thông tin quan trọng của doanh nghiệp.
Hãy để VNIS Cloud WAF đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc bảo vệ hệ thống Web/App/API một cách toàn diện và hiệu quả nhất. Chúng tôi cam kết đem đến giải pháp bảo mật tối ưu, giúp doanh nghiệp yên tâm phát triển kinh doanh và tập trung vào những mục tiêu quan trọng khác.
Để bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa, hãy điền thông tin liên hệ bên dưới. Chúng tôi sẽ gửi cho bạn thông tin chi tiết về VNIS Cloud WAF và giải pháp bảo mật mạnh mẽ mà chúng tôi đang cung cấp.
Mục Lục