Top các giải pháp bảo mật mạng nên triển khai để bảo vệ tối đa cho doanh nghiệp
Fri Oct 11 2024Trong bối cảnh số hóa ngày càng phát triển, bảo mật thông tin đã trở thành yếu tố sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Theo báo cáo của Cisco, có tới 60% doanh nghiệp nhỏ phải ngừng hoạt động trong vòng sáu tháng sau khi bị tấn công mạng, minh chứng rõ ràng cho hậu quả nghiêm trọng của việc thiếu bảo mật. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai các giải pháp bảo mật toàn diện và mạnh mẽ để bảo vệ hệ thống và dữ liệu quan trọng. Trong bài viết này, VNETWORK sẽ giới thiệu những giải pháp bảo mật thiết yếu giúp doanh nghiệp chống lại các cuộc tấn công mạng phức tạp và ngày càng tinh vi.
Top 8 giải pháp bảo mật doanh nghiệp cần triển khai
Để bảo vệ toàn diện hệ thống và dữ liệu, doanh nghiệp nên cân nhắc triển khai các giải pháp bảo mật sau nhằm tối ưu hóa khả năng an ninh mạng.
Các giải pháp bảo mật doanh nghiệp cần triển khai
1. Tường lửa ứng dụng web (Web Application Firewall - WAF)
Tường lửa ứng dụng web là một trong những giải pháp bảo mật website thiết yếu mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Theo báo cáo từ DBIR có 43% các cuộc tấn công mạng nhắm vào các ứng dụng web, đặc biệt là các lỗ hổng như SQL injection và Cross-site scripting (XSS). WAF là giải pháp phòng thủ tuyến đầu, giúp bảo vệ các ứng dụng web và website khỏi các mối đe dọa phổ biến này, cũng như các lỗ hổng bảo mật OWASP (Open Web Application Security Project).
WAF hoạt động bằng cách giám sát và phân tích lưu lượng truy cập đến hệ thống, sau đó chặn các yêu cầu đáng ngờ trước khi chúng có thể gây hại cho ứng dụng hoặc website. Do đó, việc trang bị WAF được xem là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống bảo mật của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm:
- 7 lợi ích vượt trội khi sử dụng Cloud WAF
- Cách phòng chống các lỗ hổng bảo mật nguy hiểm nhất hiện nay
2. Giải pháp chống tấn công DDoS (DDoS Mitigation)
Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) vẫn là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với các doanh nghiệp, theo báo cáo từ DDoS Threat Intelligence 2024, các cuộc tấn công lớp ứng dụng đã tăng 43% so với năm 2023. Tấn công DDoS nhằm mục đích làm quá tải máy chủ hoặc website bằng cách tạo ra lưu lượng truy cập giả mạo khổng lồ, dẫn đến việc hệ thống bị ngừng hoạt động hoặc chậm trễ nghiêm trọng.
Để giảm thiểu các cuộc tấn công DDoS, các giải pháp hiện đại bao gồm các công nghệ như phát hiện sớm như SOC - Security Operation Center, giới hạn tốc độ (Rate Limiting) và sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN) nhằm phân phối lưu lượng truy cập một cách hiệu quả, giảm tải cho máy chủ.
Các giải pháp như VNIS cung cấp các dịch vụ chống DDoS mạnh mẽ, giúp phát hiện và chặn lưu lượng độc hại trong thời gian thực, đồng thời đảm bảo rằng chỉ lưu lượng hợp pháp mới có thể tiếp cận hệ thống của bạn. Việc triển khai các giải pháp chống DDoS không chỉ giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công làm gián đoạn hoạt động mà còn đảm bảo sự liên tục và ổn định cho các dịch vụ trực tuyến.
3. Bảo vệ hệ thống tên miền (DNS Protection)
Theo Verisign's Domain Name Industry Brief 2024, các cuộc tấn công vào DNS đã tăng khoảng 60% so với năm trước, với nhiều cuộc tấn công nhắm vào các điểm yếu trong hệ thống phân giải tên miền để chuyển hướng người dùng đến các trang web độc hại hoặc làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.
Tấn công DNS có thể gây ra tình trạng nghẽn mạng, đánh cắp dữ liệu nhạy cảm, và phá vỡ hoạt động của các tổ chức. Một trong những phương thức hiệu quả để bảo vệ trước các cuộc tấn công này là sử dụng dịch vụ DNS uy tín. Các nhà cung cấp này không chỉ đảm bảo hiệu suất phân giải tên miền nhanh chóng và ổn định mà còn cung cấp các tính năng bảo mật tiên tiến như khả năng đưa vào danh sách đen (blacklist) các IP có dấu hiệu độc hại và chống lại các cuộc tấn công DDoS (DNS Flood) vào hệ thống DNS. Điều này giúp đảm bảo rằng các truy vấn DNS hợp lệ vẫn được xử lý ngay cả khi hệ thống đang phải đối mặt với lưu lượng tấn công lớn.
Xem thêm: DDoS DNS Flood là gì và cách để bảo mật DNS hiệu quả
Ngoài ra, việc sử dụng các giải pháp DNS có tích hợp khả năng phát hiện và ngăn chặn tấn công, cùng với việc triển khai giao thức DNSSEC (Domain Name System Security Extensions), giúp bảo vệ dữ liệu DNS khỏi các cuộc tấn công giả mạo, đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật cho hệ thống mạng của doanh nghiệp. Việc áp dụng các công nghệ này không chỉ bảo vệ doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa an ninh mạng mà còn duy trì tính liên tục của hoạt động kinh doanh trong thời đại kỹ thuật số.
4. Hạ tầng khóa công khai (Public Key Infrastructure – PKI)
Hạ tầng khóa công khai (Public Key Infrastructure - PKI) là nền tảng quan trọng trong bảo mật trực tuyến của doanh nghiệp, đặc biệt trong việc bảo vệ các giao dịch và dữ liệu nhạy cảm qua internet. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của PKI là SSL (Secure Sockets Layer), hiện nay đã được thay thế bởi TLS (Transport Layer Security) trong các giao thức bảo mật tiên tiến. SSL/TLS đảm bảo rằng các dữ liệu trao đổi giữa trình duyệt và máy chủ web được mã hóa, ngăn chặn việc truy cập hoặc can thiệp trái phép từ bên thứ ba.
Báo cáo từ Google cho thấy, hơn 80% các website sử dụng SSL có mức độ bảo mật cao hơn và ít bị tấn công hơn so với những website không sử dụng chứng chỉ này. Thêm vào đó, Google đã áp dụng chính sách giảm thứ hạng tìm kiếm đối với các trang web không sử dụng HTTPS, điều này càng khuyến khích doanh nghiệp triển khai để tăng khả năng hiển thị và tối ưu hiệu quả SEO.
5. Xác thực đa yếu tố (Multi-Factor Authentication – MFA)
Xác thực đa yếu tố (Multi-Factor Authentication - MFA) yêu cầu người dùng cung cấp hai hoặc nhiều yếu tố xác thực độc lập trước khi truy cập vào một hệ thống, ứng dụng, hoặc tài khoản. Các yếu tố này có thể bao gồm thông tin mà người dùng biết (mật khẩu), sở hữu (mã OTP gửi qua điện thoại hoặc token bảo mật), hoặc yếu tố sinh trắc học (dấu vân tay, nhận diện khuôn mặt).
Theo nghiên cứu từ Microsoft, việc kích hoạt MFA có thể ngăn chặn đến 99,9% các cuộc tấn công tài khoản, đặc biệt là các hình thức tấn công như đánh cắp thông tin đăng nhập và các phương thức tấn công dựa trên mật khẩu. MFA không chỉ tạo thêm lớp bảo vệ quan trọng cho các tài khoản mà còn giảm thiểu khả năng tin tặc truy cập vào hệ thống ngay cả khi chúng đã có được một yếu tố xác thực, chẳng hạn như mật khẩu.
Giải pháp MFA đang được ứng dụng rộng rãi trên các nền tảng lớn như Google, Microsoft, Facebook, cũng như trong các hệ thống doanh nghiệp. Nó không chỉ tăng cường tính bảo mật mà còn phù hợp với nhu cầu bảo vệ dữ liệu ngày càng cao trong môi trường làm việc từ xa và điện toán đám mây, nơi nhiều người dùng truy cập từ nhiều địa điểm khác nhau. Việc triển khai MFA đã trở thành tiêu chuẩn bảo mật cần thiết đối với các doanh nghiệp trong việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm và duy trì an toàn thông tin.
6. Bảo mật Email (Email Gateway Security)
Theo báo cáo từ Statista, email vẫn là phương tiện tấn công mạng phổ biến nhất, với hơn 94% các cuộc tấn công phần mềm độc hại bắt đầu từ email. Do đó, bảo mật email là giải pháp không thể thiếu để ngăn chặn các mối đe dọa từ email lừa đảo và phần mềm độc hại.
Các giải pháp bảo mật email bao gồm lọc thư rác, mã hóa email, xác thực người gửi (DMARC, DKIM, SPF), và ngăn chặn rò rỉ dữ liệu qua email. Để tăng cường bảo mật, doanh nghiệp cũng cần đào tạo nhân viên về cách nhận diện email lừa đảo và bảo mật thông tin cá nhân.
Xem thêm:
- Bộ quy tắc bảo mật Email toàn cầu của ITU: Giải pháp bảo vệ an ninh mạng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua
- Làm thế nào để phát hiện và phòng chống Ransomware email kịp thời?
7. Sao lưu dữ liệu đám mây (Cloud Backup)
Sao lưu dữ liệu lên đám mây (Cloud Backup) đã trở thành một trong những giải pháp bảo mật hiệu quả và thiết yếu, không chỉ đảm bảo tính liên tục trong hoạt động mà còn bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa ngày càng gia tăng như tấn công mạng, lỗi hệ thống hoặc mất mát dữ liệu.
Theo báo cáo của IDC, khoảng 60% doanh nghiệp trên toàn cầu đã chuyển sang sử dụng các giải pháp sao lưu đám mây nhằm tăng cường khả năng phục hồi dữ liệu và giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xảy ra sự cố. Không giống như các phương thức sao lưu truyền thống, sao lưu đám mây giúp dữ liệu được lưu trữ phân tán trên nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau về mặt địa lý, tăng cường khả năng dự phòng và đảm bảo rằng một sự cố tại một khu vực không làm mất toàn bộ dữ liệu.
Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ sao lưu đám mây sử dụng các phương thức mã hóa tiên tiến, từ lúc truyền tải đến khi lưu trữ, giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công xâm nhập và đánh cắp. Bằng cách sử dụng mã hóa này, doanh nghiệp có thể yên tâm rằng dữ liệu của họ sẽ được bảo mật tuyệt đối, ngay cả khi các tác nhân độc hại cố gắng truy cập trái phép.
8. Đào tạo nhận thức bảo mật
Theo khảo sát của IBM, 95% các cuộc tấn công mạng thành công bắt nguồn từ lỗi của con người. Do đó, đào tạo nâng cao nhận thức bảo mật cho nhân viên là giải pháp bảo mật thông tin cho doanh nghiệp không thể thiếu. Đào tạo bao gồm nhận diện các dấu hiệu tấn công mạng, cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân, và các biện pháp phản ứng khi gặp sự cố an ninh.
Các giải pháp tiên tiến đến từ VNETWORK
Trước những thách thức an ninh mạng ngày càng gia tăng, VNETWORK cung cấp ba giải pháp hàng đầu để bảo vệ toàn diện cho doanh nghiệp. VNIS giúp bảo vệ Web/App/API khỏi các cuộc tấn công DDoS và lỗ hổng bảo mật, đảm bảo sự an toàn và ổn định cho hệ thống. Mail Inspector Platform bảo vệ email bằng ba lớp lọc thông minh, ngăn chặn các mối đe dọa từ tấn công email, virus và phần mềm độc hại. Cuối cùng, VNETWORK Cloud mang đến hạ tầng đám mây với hiệu suất cao và bảo mật mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và mở rộng hạ tầng mà vẫn đảm bảo an toàn dữ liệu.
VNIS - Giải pháp Cloud-WAF bảo mật toàn diện cho doanh nghiệp
VNIS bảo mật toàn diện cho hệ thống doanh nghiệp VNIS - Giải pháp bảo mật toàn diện cho Web/App/API trước các cuộc tấn công DDoS layer 3, 4, 7, với tính sẵn sàng của hạ tầng lên đến 2,600 Tbps kết hợp với hệ thống Multi-CDN đảm bảo tính ổn định của ứng dụng web khi có lượng traffic tăng cao hoặc các cuộc tấn công. Đặc biệt kể đến khả năng phát hiện và ngăn chặn tất cả lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng được liệt kê bởi OWASP (Top 10 OWASP) như SQL injection, XSS injection, Broken access control, Cryptographic failures… giúp cho website doanh nghiệp luôn được bảo vệ. Sở hữu hơn 2000 quy tắc bảo mật được cập nhật định kỳ hằng tháng, VNIS không chỉ phát hiện mà còn đóng vai trò là một lá chắn thép giúp ngăn chặn mọi nỗ lực khai thác lỗ hổng, giúp doanh nghiệp luôn an tâm về sự bảo mật của website.
Ngoài ra với tính năng DNS Protection trong VNIS, doanh nghiệp có thể an tâm về việc đảm bảo hiệu suất phân giải tên miền nhanh chóng và an toàn. Hệ thống của VNIS tích hợp các tính năng bảo mật tiên tiến, bao gồm khả năng đưa vào danh sách đen các IP độc hại và bảo vệ chống lại các cuộc tấn công DNS Flood, đảm bảo các truy vấn DNS hợp lệ vẫn được xử lý ổn định ngay cả khi hệ thống chịu tải từ các cuộc tấn công lớn.
Bên cạnh đó, khi triển khai giải pháp VNIS doanh nghiệp sẽ được trang bị sẵn giao thức bảo mật SSL/TLS giúp tối ưu hiệu quả bảo mật và tăng cường hiệu quả SEO cho doanh nghiệp.
Mail Inspector Platform - Giải pháp bảo mật email hiệu quả
Mail Inspector Platform với 3 bộ lọc tiên tiến Với mức độ phức tạp và quy mô ngày càng lớn của các hình thức tấn công mã độc qua email, VNETWORK mang đến Giải pháp bảo mật email toàn diện Mail Inspector Platform - Hệ thống tường lửa email với năng lực bảo mật hệ thống email ở cả chiều gửi và chiều nhận thông qua 3 lớp chặn lọc: SpamGUARD, ReceiveGUARD, SendGUARD.
Ứng dụng công nghệ bảo mật email tiên tiến và thông minh, Mail Inspection Platform xử lý mọi loại tấn công email có chủ đích, phát hiện và ngăn chặn các loại virus cũng như các mối đe dọa email mới với những tính năng nổi trội bao gồm: Công nghệ Máy Học (Machine Learning), Công nghệ Trí tuệ nhân tạo AI, Vùng ảo (Virtual area), Chuyển đổi thành hình ảnh, Kiểm tra và phân tích đường truyền email, Báo cáo toàn diện, chi tiết từ hệ thống, Tùy chỉnh linh hoạt dựa trên nhu cầu.
VNETWORK Cloud – Giải pháp tối ưu cho hạ tầng doanh nghiệp
VNETWORK Cloud với đa dạng tính năng VNETWORK Cloud cung cấp một giải pháp hạ tầng đám mây mạnh mẽ, được thiết kế để đảm bảo hiệu suất, bảo mật và khả năng mở rộng linh hoạt cho doanh nghiệp. Nền tảng này cho phép thiết lập và cấu hình nhanh chóng, chỉ trong vài phút, hỗ trợ hệ điều hành tùy chọn, phù hợp với mọi nhu cầu triển khai.
Hệ thống tích hợp giải pháp quản lý tự động thông qua Portal trực quan, API, và Terraform, giúp tối ưu hóa quy trình quản lý và triển khai hạ tầng. Nền tảng sử dụng công nghệ tiên tiến và phần cứng thế hệ mới, với ổ cứng NVMe+ và SSD tốc độ cao, mang lại tốc độ đọc và ghi ấn tượng (Read 53,000+ IOPS, Write 17,900+ IOPS), đồng thời đảm bảo uptime 99,99%, mang đến sự ổn định và hiệu suất tối ưu cho doanh nghiệp.
VNETWORK Cloud còn cho phép mở rộng linh hoạt với tốc độ mạng lên đến 10Gbps và không giới hạn băng thông, giúp doanh nghiệp dễ dàng nâng cấp tài nguyên theo nhu cầu mà không lo ngại về gián đoạn dịch vụ.
Về mặt bảo vệ dữ liệu, VNETWORK Cloud nổi bật với chế độ sao lưu tự động 3 lần/ngày và lưu trữ 3 bản backup, trong đó có một bản đầy đủ được giữ trong 7 ngày gần nhất, đảm bảo dữ liệu luôn được bảo vệ an toàn. Hơn nữa, hệ thống còn tích hợp các giải pháp bảo mật toàn diện của VNETWORK, nâng cao hiệu suất và đảm bảo khả năng phòng vệ trước các mối đe dọa mạng, tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 27001 và 20000-1.
Bảo mật không nên là giải pháp được nghĩ đến sau khi sự cố xảy ra, hãy chủ động bảo vệ doanh nghiệp ngay hôm nay để đảm bảo sự an toàn và phát triển bền vững. Liên hệ VNETWORK qua hotline (028) 7306 8789 hoặc email contact@vnetwork.vn để được tư vấn chi tiết về các giải pháp bảo mật toàn diện và tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Mục Lục