Web Optimization

Top 4 phương thức phòng chống DDoS web cho doanh nghiệp

Wed Feb 23 2022
Top 4 phương thức phòng chống DDoS web cho doanh nghiệp

Tấn công DDoS (Distributed Denial of Service) có thể làm cho một trang web không thể truy cập được và gây ra những trải nghiệm xấu cho người dùng.

Có thể bạn đã từng nghe nhiều về DDoS hay tấn công từ chối dịch vụ và cũng có thể đã từng là nạn nhân của kiểu tấn công này. Vậy DDoS là gì, dấu hiệu nào để nhận biết DoS, DDoS và tác hại của chúng ra sao? Hãy cùng VNIS tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

DDoS là gì?

Chúng ta phần nào hiểu được tấn công DDos là làm cho làm các user không thể truy cập vào trang web trong khoảng thời gian bị tấn công nhưng để hiểu chính xác hơn thì “DDos” là một hình thức tấn công trực tiếp vào website của một tổ chức hay cá nhân nào đó, làm cho người dùng không truy cập vào web được.

Các cuộc tấn công DDos chỉ mang tính nhất thời, vì khi nó kết thúc thì website sẽ trở về trạng thái bình thường. Mặc dù động cơ để tiến hành cuộc tấn công có thể khác nhau, nhưng nói chung thì đây là một sự cố ý phá hoại của một người hay tổ chức nào đó, để làm gián đoạn, hoặc khiến cho hệ thống website load chậm hơn bình thường.

Đến nay trên thế giới hầu như chưa có phương pháp phòng chống DDoS một cách triệt để, tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng tường lửa (Firewall) của một nhà cung cấp đáng tin cậy để phòng chống & hạn chế tối đa tác hại của nó.

Các hình thức tấn công DDoS web

Tấn công từ chối dịch vụ DDoS ngày càng trở lên phổ biến và là nỗi ác mộng đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Các cuộc tấn công DDoS thường được thực hiện bởi nhóm hackers có tổ chức nhằm khủng bố không gian mạng, nhằm mục đích kiếm tiền hay đơn giản chỉ là trò đùa.

Volume-based attacks: Loại tấn công sử dụng lưu lượng truy cập cao để làm nghẽn băng thông mạng Protocol attacks: Loại tấn công tập trung vào việc khai thác nguồn tài nguyên máy chủ. Application attacks: Tấn công nhắm vào các ứng dụng web và được coi là một loại tấn công tinh vi và nghiêm trọng nhất.

Top 4 phương thức phòng chống DDoS web

1. Tích hợp CDN chặn IP theo vùng và ẩn IP máy chủ gốc

CDN (Content Delivery Network) được biết đến là công nghệ giúp tăng tốc website hiệu quả nhất hiện nay. CDN cũng được quan tâm sử dụng nhiều hơn trong ứng dụng bảo mật website như: hỗ trợ ẩn IP máy chủ gốc, chặn IP request theo khu vực quốc gia. Nhờ tính năng ẩn IP thật, nó sẽ góp phần bảo mật địa chỉ IP khiến những kẻ tấn công không thể tìm được IP server web của bạn.

Đa số tất cả các CDN được xây dựng bằng kiến trúc phân tán, do đó CDN có khả năng làm giảm thiểu tất cả các cuộc tấn công DDoS bằng lưu lượng băng thông khá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn phải trả tiền cho phần lưu lượng băng thông do tấn công DDoS gây ra.

Nói chung, chức năng chính của CDN vẫn là tăng tốc website, giảm tải lưu lượng băng thông truy cập website vào giờ cao điểm (nó cũng tương tự như một cuộc tấn công DDoS bằng traffic). CDN không thể ngăn chặn các tấn công DDoS thực sự, tấn công vào lỗ hổng web, vì thế bạn phải cân nhắc đến các giải pháp bảo mật website hiệu quả với tường lửa Cloud WAF chuyên dụng.

2. Sử dụng tường lửa cứng

Điểm nổi bật của tường lửa cứng là một thiết bị riêng biệt chạy trên một hệ điều hành riêng của nhà cung cấp. Do đó, nó giúp bảo vệ hệ thống của bạn chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài. Phương thức này vẫn tồn tại 1 hạn chế về chi phí và khả năng linh động mở rộng hạ tầng. Vì để đối phó với các cuộc tấn công DDoS lớn nhất, xảy ra bất chợt, bạn không thể trông chờ vào thời gian nâng cấp mở rộng hạ tầng phần cứng (khả năng scale up/ scale down hạn chế và lãng phí tài nguyên phần cứng nếu không thường xuyên sử dụng đến)

3. Dùng Firewall IPtables

Iptables là Firewall hoạt động trên nền Console rất nhỏ và tiện dụng. Nó có thể cung cấp các tính năng: Tích hợp tốt với kernel của Linux; Phân tích package hiệu quả; Lọc package dựa vào MAC và một số cờ hiệu trong TCP Header; Cung cấp chi tiết các tùy chọn để ghi nhận sự kiện hệ thống; Cung cấp kỹ thuật NAT. Ngoài ra Firewall IPtables còn có khả năng ngăn chặn một số cơ chế tấn công theo kiểu DDoS.

4. Sử dụng Cloud WAF và Multi CDN

Cloud WAF: Đối với Cloud WAF người dùng có thể triển khai nhanh chóng, đơn giản và phương pháp này giúp tối ưu chi phí hiệu quả hơn so với sử dụng tường lửa cứng. Thông thường, các hệ thống Cloud WAF còn cho phép bạn cập nhật tình hình user truy cập Website liên tục (monitor traffic Web), để đảm bảo cho website luôn an toàn trước tất cả các mối đe dọa.

Multi CDN: Như đã trình bày ở trên, CDN góp phần giảm tải lưu lượng traffic do tấn công DDoS hiệu quả, việc tích hợp nhiều CDN (Multi CDN) sẽ góp phần giúp cho website của bạn luôn uptime mọi lúc.

Multi CDN giúp đảm bảo lưu lượng truy cập web luôn được lưu thông một cách dễ dàng và tải nhanh nhất có thể. Sử dụng nhiều CDN còn giúp cho doanh nghiệp có các phương án dự phòng CDN khi có sự cố.

VNIS tích hợp Multi CDN và Cloud WAF trong bảo mật website hiệu quả

VNIS là nhà cung cấp các phương thức phòng chống DDoS nổi bật nhất hiện nay trên thị trường như: tích hợp và quản lý Multi CDN trong 1 nền tảng chung, giúp doanh nghiệp khắc phục gần như tất cả những vấn đề về bảo mật và truyền tải, giúp nâng cao hiệu suất website, đảm bảo được tính xuyên suốt và linh hoạt, cũng như giúp doanh nghiệp đưa ra những phương pháp dự phòng cho mọi trường hợp phát sinh.

Ngoài ra hệ thống tường lửa (WAF) của VNIS có đặc điểm nổi bật lớn nhất đó là hạ tầng Cloud WAF được build ở Việt Nam, bạn sẽ được support 24/7. Hơn nữa, hệ thống không lệ thuộc vào các thiết bị phần cứng mà được phát triển trên nền tảng đám mây bảo mật, nhờ đó bạn có thể dễ dàng mở rộng cho hệ thống mà mình đã tích hợp.

Nó hoạt động dựa trên công nghệ AI và máy học thông minh, giúp tự động kiểm soát các lượng truy cập đáng ngờ, hệ thống máy học sẽ tự động record các traffic xấu vào black list và block chúng ngay lập tức. Sau đó, hệ thống WAF không cần phải gặp và phân tích chúng thêm 1 lần nào nữa.

Ngoài việc triển khai hệ thống WAF để bảo mật website, các chuyên viên quản trị web còn thường xuyên bảo trì, vá lỗi và giám sát an ninh nghiêm ngặt các lớp 3,4 và 7 cho ứng dụng trên website của người dùng.

VNIS chính là một lựa chọn thông minh về giải pháp chống tấn công vào lỗ hổng bảo mật website, đảm bảo về chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu trên toàn cầu.

Ngoài ra hệ thống tường lửa (WAF) của VNIS có đặc điểm nổi bật lớn nhất đó là hạ tầng Cloud WAF được build ở Việt Nam, bạn sẽ được support 24/7. Hơn nữa, hệ thống không lệ thuộc vào các thiết bị phần cứng mà được phát triển trên nền tảng đám mây bảo mật, nhờ đó bạn có thể dễ dàng mở rộng cho hệ thống mà mình đã tích hợp.

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề liên quan đến bảo mật website, hãy để VNIS hỗ trợ bạn.

Mục Lục

    Hãy để lại thông tin liên hệ, các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.

    [Tên] là trường bắt buộc
    [Email] là trường bắt buộc
    [Điện Thoại] là trường bắt buộc
    [Nội Dung Liên Hệ] là trường bắt buộc
    News All