Web Optimization

Xu hướng bảo mật ứng dụng hàng đầu năm 2022

Mon Sep 26 2022
Xu hướng bảo mật ứng dụng hàng đầu năm 2022

API hiện là một trong những phương tiện chính để các tổ chức tương tác với khách hàng. Cùng tìm hiểu xu hướng bảo mật API.

Ứng dụng Web và API hiện là một trong những phương tiện chính để các tổ chức tương tác với khách hàng. Do đó số lượng doanh nghiệp sử dụng các phương tiện này đang ngày càng tăng lên, dẫn đến các lỗ hổng trong bảo mật ứng dụng cũng xuất hiện nhiều hơn. Điều này khiến cho dữ liệu của khách hàng hoặc công ty bị lộ ra, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và danh tiếng của tổ chức. Đó là lý do tại sao việc bảo vệ tài nguyên thông tin trước các mối đe dọa an ninh mạng là ưu tiên hàng đầu của các tổ chức doanh nghiệp ngày nay.

Các xu hướng hàng đầu về bảo mật ứng dụng

1. Chuyển sang các giải pháp bảo mật sẵn sàng trên Cloud

Theo nghiên cứu gần đây của CheckPoint, có 25% người trả lời khảo sát chia sẻ rằng hơn 50% khối lượng công việc của họ được triển khai trên đám mây. Qua đó cho thấy việc áp dụng đám mây đã và đang tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào tính linh hoạt và khả năng mở rộng của Cloud.

Khi các ứng dụng mới xuất hiện với tốc độ nhanh chóng để tận dụng những tính năng và lợi ích mới trên, các yêu cầu về bảo mật cũng phải được thiết kế và phát triển mạnh mẽ trên nền tảng Cloud.

2. Kết hợp với SOC để cải thiện khả năng phát hiện và ứng phó sự cố

Các SOC - Trung tâm điều hành an ninh mạng bình quân mỗi ngày đều nhận được khoảng 10.000 cảnh báo về vấn đề an ninh, đang cho thấy sự quá tải về các sự cố. Điều đó đã dẫn đến các mối đe dọa an ninh mạng thực sự. Bên cạnh đó, các nhà phân tích bảo mật lại mất quá nhiều thời gian để xử lý các kết quả báo cáo tấn công giả.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên là vì kết quả của các giải pháp bảo mật thường hoạt động độc lập và khác nhau. Bên cạnh đó, là sự phức tạp của các mạng Internet, bao gồm các môi trường on-premise, hoặc Cloud, hoặc các trang web từ xa, hoặc thiết bị di động và Internet vạn vật (IoT),... tạo ra một cấu trúc bảo mật khó giám sát và quản lý.

Do đó, các tổ chức đang nỗ lực hiện đại hóa cơ sở hạ tầng CNTT của họ. Việc kết hợp để đơn giản hóa bảo mật là vô cùng quan trọng. Các tổ chức cần tìm kiếm các giải pháp đáp ứng đa dạng nhu cầu bảo mật trên Cloud. Điều này sẽ giúp cho việc phát hiện và ứng phó với các sự cố an ninh mạng tiềm ẩn hiệu quả hơn. 

3. Sử dụng các giải pháp bảo vệ API mới

WAF (Tường lửa ứng dụng web) không đủ khả năng để bảo vệ các tài nguyên dữ liệu trên nền tảng internet ngày nay khỏi các cuộc tấn công, do đó các tổ chức dần chuyển sang kết hợp các ứng dụng Web và API Web (Giao diện chương trình ứng dụng Web). Trên thực tế, theo tổ chức nghiên cứu phân tích Forrester, các công ty đang đưa hơn một nửa số ứng dụng của họ lên Internet hoặc các dịch vụ của bên thứ ba thông qua API.

Các API web mới này phải đối mặt với các thách thức bảo mật như cấu hình sai, quản lý tài sản không phù hợp, ủy quyền bị hỏng,v.v. Những thách thức mới này đã thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp Ứng dụng web và Bảo vệ API (WAAP) mới để thay thế công nghệ WAF cũ.

4. Sử dụng các giải pháp quản lý Bot

Các Bot thường được sử dụng để tương tác với các trang web hoặc API web hoặc để tự động hóa các cuộc tấn công mạng. Ví dụ: một Bot có thể được sử dụng để tấn công DDoS (Tấn công từ chối dịch vụ phân tán).

Các Bot độc hại hiện luôn sẵn sàng vì trên internet luôn có các nhà cung cấp dịch vụ: Bot-as-a-Service - giúp việc thực hiện các cuộc tấn công này trở nên dễ dàng hơn. Điều này buộc các tổ chức an ninh mạng cần phải có những giải pháp để chống lại chúng. Và giải pháp quản lý Bot là một phần quan trọng trong chiến lược bảo mật ứng dụng để ngăn chặn các cuộc tấn công vào các ứng dụng Web và API Web của tổ chức.

5. Áp dụng các tính năng bảo mật tự động bởi công nghệ AI

Các nhóm SOC phải đối mặt phải liên tục đối mặt với nhiều thách thức trong an ninh mạng như:

  • Mở rộng cơ sở hạ tầng
  • Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mối đe dọa
  • Yêu cầu tuân thủ
  • Nguồn lực hạn chế 

Những thách thức này đã gây áp lực lớn cho các đội ngũ bảo mật, làm chậm khả năng phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa an ninh mạng mới. 

Do đó, các công cụ bảo mật tự động hóa sẽ trở nên cần thiết hơn khi được áp dụng sớm để giải quyết các thách thức về bảo mật ngày càng mở rộng và nâng cao. Trong đó, AI (Trí tuệ nhân tạo) mang đến một giải pháp bảo mật thông minh với khả năng tự động hóa việc thu thập dữ liệu, xác định mối đe dọa và ứng phó với các sự cố.

VNETWORK ứng dụng hầu hết các xu hướng bảo mật mới

Để đáp ứng xu hướng về nhu cầu bảo mật ứng dụng hiện nay, VNETWORK đã phát triển VNIS (VNETWORK Internet Security) - Nền tảng bảo mật toàn diện được tích hợp các công nghệ mới hiện nay như: Cloud WAF, Cân bằng tải thông minh (AI Load Balancing), RUM (Real User Monitoring), SOC, ... giúp bảo vệ doanh nghiệp trước bất kỳ cuộc tấn công mạng tinh vi nào.

VNETWORK đã giúp cho các doanh nghiệp luôn an toàn trên môi trường internet. Chúng tôi cũng đã được các tổ chức uy tín đánh giá về chất lượng dịch vụ bảo mật hàng đầu: Gartner, Rapid7, ITSCC và đặc biệt là Chứng nhận về Khoa học công nghệ

Nếu bạn đang cần một giải pháp bảo mật toàn diện hơn cho hệ thống Website và các ứng dụng của mình, hãy liên hệ ngay với VNETWORK qua Hotline hỗ trợ nhanh: (028) 7306 8789 hoặc email: contact@vnetwork.vn, đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tức thì. 

Nguồn: CPO Magazine

Mục Lục

    Hãy để lại thông tin liên hệ, các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.

    [Tên] là trường bắt buộc
    [Email] là trường bắt buộc
    [Điện Thoại] là trường bắt buộc
    [Nội Dung Liên Hệ] là trường bắt buộc
    News All