Web Optimization
Những điều cần biết để bảo mật website hiệu quả
Tue Dec 28 2021Bảo mật website có vai trò rất quan trọng trong việc bảo mật thông tin người dùng. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp.
Sự phát triển của Internet vừa là cơ hội cho doanh nghiệp nhưng cũng nảy sinh vấn đề mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu tâm là bảo mật website. Theo một báo cáo thống kê năm 2019, cứ 45 phút lại có một website bị tấn công. Trang web bị xâm nhập không chỉ đánh mất thông tin người dùng mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Vậy bảo mật website quan trọng thế nào? Chúng ta hãy cùng VNIS tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Bảo mật website là một việc làm quan trọng
Hiện nay, các trang web bị tấn công theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đúng và khá thờ ơ với việc bảo mật website của mình. Điều này có thể đến từ những lý do sau đây:
Lý do 1: Website của bạn chẳng có gì để bị tấn công cả. Tôi chỉ đăng bài giới thiệu sản phẩm công ty thì không ai mà đi hack. Nhưng thật ra hacker luôn có những lý do khác nhau từ nhỏ đến lớn để hack vào các website như của bạn.
Lý do 2: Website của bạn đang sử dụng công nghệ rất tốt. Đảm bảo sẽ không ai hack. Có thể bạn đúng, nhưng cũng có thể bạn thiếu. Những lỗ hổng trong website luôn xuất hiện cho dù vài chục năm nay người ta luôn cố gắn để lấp đầy. Nhưng nó vẫn còn đó và sẽ không ai mạnh miệng khẳng định 100% là không bị tấn công.
Lý do 3: Tôi không quan trọng việc website có bị tấn hack hay không. Điều đó chứng tỏ bạn đang đánh giá thấp vai trò của việc bảo vệ website cũng như những rủi ro có thể gặp phải.
Do đó, muốn dành nhiều thời gian vào việc kinh doanh tăng thêm lợi nhuận thì bạn nên cân nhắc lựa chọn một đối tác công nghệ, đồng hành với bạn trong việc bảo mật website.
Một số cách thức hữu ích để bảo vệ website của bạn
Thường xuyên cập nhật phần mềm ứng dụng website
Có vẻ như đây là một điều hiển nhiên, việc đảm bảo tất cả phần mềm được cập nhật là điều quan trọng trong việc giữ cho trang web của bạn tránh khỏi những nguy hiểm luôn luôn rình rập. Điều này có thể áp dụng cho cả hệ điều hành máy chủ và bất kỳ phần mềm nào bạn đang chạy trên trang web bao gồm CMS hoặc diễn đàn, khi lỗ hổng bảo mật website được tìm thấy trong phần mềm ứng dụng, tin tặc sẽ luôn tìm cách để tận dụng các lỗ hổng của chúng.
Nếu bạn đang sử dụng phần mềm của bên thứ ba chẳng hạn như một CMS hoặc diễn đàn, bạn nên đảm bảo rằng bạn đã sở hữu một phiên bản bảo mật khác. Hầu hết các nhà cung cấp sản phẩm đều có một danh sách gửi thư thông báo hoặc nguồn cấp dữ liệu RSS nêu rõ bất kỳ vấn đề về bảo mật website liên quan.
Vì vậy, ngoài việc sửa lỗi hoặc trục trặc, các bản cập nhật phần mềm thường đi kèm với các cải tiến bảo mật. Không có phần mềm nào là hoàn hảo. Rất nhiều cuộc tấn công mạng được tự động hóa. Tội phạm sử dụng bot để quét các trang web dễ bị tấn công. Nếu bạn không cập nhật các phiên bản phần mềm mới nhất, tin tặc sẽ dễ dàng xác định và nhắm mục tiêu trang web của bạn trước khi bạn có thể làm gì với nó.
Bảo mật SQL injection
SQL injection là một kỹ thuật lợi dụng những lỗ hổng về câu truy vấn lấy dữ liệu của những website không an toàn trên web, đây là một kỹ thuật tấn công rất phổ biến và sự thành công của nó cũng tương đối cao, chỉ cần một điểm yếu trong source code website có thể tiết lộ quyền truy cập root của các máy chủ web và từ đó tin tặc có thể tấn công sang các máy chủ mạng khác.
Cách phòng ngừa SQL injection phổ biến nhất được tạo thành từ hai thành phần. Đầu tiên là thường xuyên cập nhật và vá lỗi của tất cả các máy chủ, dịch vụ và ứng dụng, sau đó sản xuất và sử dụng tốt source code đồng thời kiểm thử source code trang web không cho phép tồn tại các lệnh SQL có dấu hiệu bất thường.
Bảo mật website với XSS
Tấn công cross-site scripting (XSS) hay tấn công JavaScript độc hại vào website của bạn, sau đó chạy trong trình duyệt của người dùng và có thể thay đổi nội dung trang web hoặc ăn cắp thông tin để gửi lại cho kẻ tấn công.
Một công cụ mạnh mẽ khác trong hộp công cụ của XSS Defender là Content Security Policy (CSP). CSP là một thuộc tính mà máy chủ của bạn có thể trả về cho trình duyệt để giới hạn cách thức JavaScript được thực hiện như thế nào trong website, ví dụ như không cho phép chạy bất kỳ tập lệnh nào không được lưu trữ trên tên miền của bạn, không cho phép JavaScript inline hoặc vô hiệu hóa hàm eval(), điều này làm cho các tập lệnh của tin tặc khó làm việc hơn, ngay cả khi chúng có thể đưa vào trang web của bạn.
Bảo mật với các thông báo lỗi website
Hãy cẩn thận với thông tin bạn hiển thị trong các thông báo lỗi, chỉ cung cấp những lỗi tối thiểu cho người dùng để đảm bảo rằng không bị rò rỉ bí mật trên máy chủ của bạn (ví dụ: API hoặc mật khẩu cơ sở dữ liệu). Không cung cấp đầy đủ các chi tiết ngoại lệ vì những điều này có thể làm cho các cuộc tấn công phức tạp như SQL injection trở nên dễ dàng hơn, lưu trữ các lỗi chi tiết trong nhật ký máy chủ của bạn và chỉ cho người dùng biết thông tin họ cần.
Phòng chống và xử lý các cuộc tấn công DDOS
Các cuộc tấn công DDoS từ chối quyền truy cập của người dùng đang cố gắng truy cập vào một trang web cụ thể. Về cơ bản, hacker sử dụng địa chỉ IP giả để làm quá tải các máy chủ với lưu lượng truy cập. Điều này đã đưa trang web rơi vào tình trạng ngoại tuyến. Mặc dù tấn công DDOS không lấy cắp được dữ liệu hay phá hỏng cấu trúc của website tuy nhiên nó cũng đem lại rất nhiều bất lợi và khó khăn khi gặp phải.Vì vậy đối với DDOS bạn cần phải chuẩn bị trước và có kế hoạch xử lý có thể triển khai ngay lập tức.
Cài mật khẩu có độ bảo mật cao
Nếu tin tặc truy cập vào mật khẩu của bạn, chúng sẽ thử những thứ khác như tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội,... Nếu bạn đã giữ cùng một mật khẩu trên nhiều tài khoản khác nhau, về cơ bản bạn đang trao cho chúng chìa khóa chính cho cuộc sống Internet của mình. Mọi người đều biết họ nên sử dụng mật khẩu phức tạp, nhưng điều đó không có nghĩa là họ luôn sẵn sàng thực hiện điều đó.
Điều rất quan trọng là sử dụng mật khẩu đủ mạnh cho máy chủ và khu vực quản trị website, nhưng cũng cần nhấn mạnh mật khẩu tốt cho người dùng của bạn để bảo vệ tính bảo mật tài khoản của họ. Việc thực thi các yêu cầu về mật khẩu chẳng hạn như tối thiểu là khoảng tám ký tự, bao gồm một chữ cái và chữ viết hoa sẽ giúp bảo vệ thông tin của họ trong thời gian dài tuyệt đối an toàn.
Bên cạnh đó bạn cũng cài đặt mật khẩu hai lớp cho tất cả các công cụ làm việc online của mình, từ tài khoản email, tài khoản hosting, tài khoản quản trị website. Tâm lý của tin tặc là chọn những trang nào lơ đễnh, ít phòng bị thì nó sẽ tấn công trước, những trang nào có độ bảo mật cao, khó quá thì cho qua.
Hạn chế việc tải tập tin lên website
Cho phép người dùng tải tệp lên trang web của bạn có thể là nguy cơ ảnh hưởng tới bảo mật website, ngay cả khi chỉ cần một thao tác nhỏ là thay đổi avatar của họ. Đó là bởi vì bất kỳ tệp nào cũng có thể chứa một tập lệnh khai thác các lỗ hổng trên trang web của bạn khi nó được thực thi trên máy chủ.
Nếu bạn sử dụng một hình thức tải tập tin, cần phải biết cách quản lý tất cả các file, nếu bạn cho phép người dùng tải lên hình ảnh, bạn không thể dựa vào phần đuôi mở rộng của ảnh hoặc loại mime để xác minh rằng tệp đó là một hình ảnh vì chúng có thể dễ dàng bị giả mạo, ngay cả việc mở tập tin hoặc sử dụng các chức năng để kiểm tra kích thước hình ảnh không phải là bằng chứng căn cứ đầy đủ, hầu hết các định dạng hình ảnh cho phép lưu trữ một phần miêu tả có thể chứa source code được thực hiện bởi máy chủ.
Giải pháp được đề xuất là ngăn chặn truy cập trực tiếp vào các tập tin tải lên cùng nhau. Bằng cách này, bất kỳ tập tin nào được tải lên trang web của bạn cần được lưu trữ trong một thư mục bên ngoài webroot hoặc trong cơ sở dữ liệu dưới dạng blob.
Nếu tệp của bạn không thể truy cập trực tiếp, bạn sẽ cần phải tạo một tập lệnh để tìm nạp các tập tin từ thư mục riêng và đưa chúng tới trình duyệt. Thẻ ảnh hỗ trợ thuộc tính src không phải là URL trực tiếp tới hình ảnh, do đó, thuộc tính src của bạn có thể trỏ đến tập lệnh phân phối tập tin cung cấp cho bạn đặt đúng loại nội dung trong tiêu đề HTTP.
Bảo mật với HTTPS
HTTPS là một giao thức được sử dụng để cung cấp bảo mật qua Internet, HTTPS đảm bảo với người dùng rằng họ đang tương tác với máy chủ mong đợi và không ai khác có thể chặn hoặc thay đổi nội dung mà họ đang xem.
Nếu không có HTTPS, tin tặc có thể thay đổi thông tin trên trang để thu thập thông tin cá nhân từ những người truy cập trang web của bạn. Ví dụ, họ có thể đánh cắp thông tin đăng nhập và mật khẩu từ người dùng
Hơn nữa, bạn có thể cải thiện biện pháp bảo mật này nhiều hơn nữa bằng cách kết hợp HTTPS của mình với chứng chỉ SSL (lớp cổng bảo mật). Điều này là bắt buộc đối với các trang web thương mại điện tử vì người dùng đang gửi thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng, tên và địa chỉ.
Công cụ bảo mật website
Bạn không thể ngăn chặn các cuộc tấn công vào trang web của mình theo cách thủ công. Thay vào đó, hãy tìm các công cụ và tài nguyên trực tuyến sẽ giám sát bảo mật trang web cho bạn
Có rất nhiều sản phẩm thương mại và miễn phí để giúp bạn thực hiện việc này. Một số công cụ đáng lưu ý:
Netsparker (có phiên bản miễn phí và phiên bản tính phí) tốt cho thử nghiệm SQL injection và XSS.
OpenVAS chương trình quét mã bảo mật mã nguồn mở tiên tiến nhất, tốt cho việc kiểm tra các lỗ hổng nhưng nó có thể khó thiết lập vì yêu cầu một máy chủ OpenVAS được cài đặt, OpenVAS là một phần của Nessus trước khi nó trở thành một sản phẩm thương mại mã nguồn đóng.
SecurityHeaders.io (kiểm tra trực tuyến miễn phí), công cụ nhanh chóng báo cáo bảo mật website (chẳng hạn như CSP và HSTS đã bật hay như cấu hình một tên miền chính xác…).
Xenotix XSS Exploit Framework, một công cụ của OWASP (Open Web Application Security Project) bao gồm một loạt các ví dụ về tấn công XSS mà bạn có thể nhanh chóng xác nhận liệu đầu vào trang web có dễ bị ảnh hưởng bởi Chrome, Firefox, Cốc cốc và IE hay không.
Hy vọng rằng những lời khuyên trên đây sẽ giúp cho trang web và thông tin của bạn an toàn, có rất nhiều CMS có tính năng bảo mật website sẵn có, nhưng vẫn cần phải có kiến thức về các lỗ hổng bảo mật phổ biến để có thể chủ động bảo vệ cho chính website của bạn.
Mục Lục