Web Optimization
Lỗ hổng bảo mật website: Rủi ro và cách ngăn chặn hiệu quả
Fri Apr 08 2022Mỗi ngày có khoảng 33 lỗ hổng được công bố và nhiều lỗ hổng chưa được khám phá. Cùng tìm hiểu về các lỗ hổng bảo mật của website trong bài viết này.
Theo thống kê, trong năm 2020 và 2021 đã có gần 20.000 lỗ hổng CVE (Common Vulnerabilities and Exposures) mới. Trung bình một ngày có khoảng 33 lỗ hổng được công bố. Ngoài ra, còn rất nhiều lỗ hổng zero day chưa được phát hiện. Vì thế, tìm hiểu về các lỗ hổng bảo mật của website và cách bảo mật web hiệu quả là điều cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Cùng VNIS tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây:
Lỗ hổng bảo mật là gì?
Các lỗ hổng bảo mật (security vulnerability) là những điểm yếu trên hệ thống hoặc ẩn chứa trong các dịch vụ mà hệ thống đó cung cấp, dựa vào đây tin tặc có thể xâm nhập và thực hiện các hành động phá hoại hoặc chiếm đoạt tài nguyên bất hợp pháp, gây ra nhiều tổn hại đến tính năng và độ an toàn của website. Việc hacker tận dụng khai thác các lỗ hổng bảo mật còn được gọi là Exploit.
Một số lỗ hổng bảo mật thường gặp
Để có những biện pháp bảo web hiệu quả trước hết bạn cần biết được những lỗ hổng mà các website thường mắc phải. Sau đây là top 4 lỗ hổng bảo mật thường gặp nhất hiện nay.
1. SQL Injection (Chèn mã độc hại):
Nếu website có lỗ hổng SQL, hacker sẽ sử dụng điểm yếu này tiến hành tấn công bởi một số dạng như: SQL Injection, Xpath Injection, XML Injection,... Và giải pháp để khắc phục là lọc dữ liệu đầu vào một cách nghiêm túc nhất. Đồng thời sử dụng framework trong việc lọc các dữ liệu đầu vào.
2. Broken Authentication (Lỗi xác thực):
Đây là lỗ hổng liên quan đến vấn đề xác thực người dùng, quản lý phiên được khai thác chưa đúng cách và có cơ chế quản lý yếu. Để giải quyết cho lỗ hổng này bạn cần tạo một framework - khung chương trình có chứa các mã xác thực riêng biệt, tránh gặp phải các trường hợp lỗi bảo mật website như trên.
3. Security Misconfiguration (Lỗi cấu hình bảo mật):
Một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗ hổng này là do các loại phần mềm được sử dụng quá cũ và trở nên lỗi thời. Cách để giải quyết cho lỗ hổng này là sử dụng các phần mềm quét lỗ hổng bảo mật trên hệ thống máy chủ nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng các ứng dụng trên hệ thống máy.
4. Cross Site Scripting (Chèn các đoạn mã ngôn ngữ lập trình Javascript vào ứng dụng web):
Kẻ tấn công sẽ lợi dụng sơ hở khi dữ liệu đầu vào không được lọc, chúng sẽ chèn các đoạn javascript vào ứng dụng và gây ảnh hưởng đến trình duyệt web. Giải pháp đặt ra cho lỗ hổng này là giữ lại thẻ HTML đây được xem là một trong những giải pháp tối ưu nhất.
Cách tìm lỗ hổng bảo mật của website
Hiện nay, việc tìm ra các lỗ hổng bảo mật website không còn quá khó khăn với các chuyên viên công nghệ thông tin. Tuy nhiên, không phải cách tìm nào cũng cho ra kết quả chính xác và nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo 3 cách tìm lỗ hổng bảo mật của website phổ biến nhất như sau:
1. Phát hiện lỗ hổng qua phương pháp Remote Check:
Remote Check là phương pháp phát hiện lỗ hổng từ xa qua các giao thức mạng. Bản chất của Remote Check là phát hiện lỗ hổng từ xa nên sẽ phát hiện nhanh, đơn giả và quét được nhiều mục tiêu cùng lúc đặc biệt không làm ảnh hưởng đến các dịch vụ đang chạy. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều lỗ hổng mà Remote Check không thể phát hiện được.
2. Phát hiện lỗ hổng qua phương pháp Local Check:
Local Check là phương pháp phát hiện lỗ hổng bằng cách trực tiếp check lỗ hổng trên thiết bị và mã nguồn ứng dụng. Thông qua kiểm tra, đọc thư viện (binary) như file exe, dll.., doanh nghiệp sẽ phát hiện ra phiên bản có chứa lỗ hổng.
Local Check sẽ giúp bạn phát hiện các lỗ hổng bảo mật một cách chính xác và tìm ra được nhiều lỗ hổng mà Remote Check không phát hiện được. Tuy nhiên, phương pháp này lại tốn nhiều thời gian và không thể kiểm tra liên tục với nhiều mục tiêu cùng một lúc.
3. Sử dụng các công cụ quét lỗ hổng bảo mật khác:
Thông thường các doanh nghiệp sẽ sử dụng công cụ để rà quét lỗ hổng. Việc này sẽ giúp quá trình kết nối với các ứng dụng web qua giao diện dễ dàng hơn. Đồng thời tìm ra các lỗ hổng tiềm tàng cũng như các điểm yếu về cấu tạo web đơn giản hơn nhiều.
Bạn có thể sử dụng các công cụ miễn phí như: Nmap, Openvas, Nikto…hoặc để đảm bảo độ chính xác cao, bạn nên sử dụng các công cụ trả phí như: Nessus, Nexpose, Acunetix, Securitybox 4Network, Securitybox 4Website, Netsparker…
Những lỗi bảo mật thường gặp trên website
Các lỗi bảo mật thường gặp trên website có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Các hacker dựa vào những lỗi bảo mật này và tiến hành tấn công đánh cắp dữ liệu quan trọng, quyền kiểm soát website,...
Sau đây là những lỗi bảo mật website phổ biến nhất hiện nay:
1. DDoS:
Đối với tất cả các doanh nghiệp, DDoS được xem là một trong những mối nguy hiểm rất lớn. Các hacker sẽ sử dụng rất nhiều địa chỉ IP giả mạo để có thể tấn công vào trang web được nhắm tới và làm cho website trở nên quá tải. Từ đó ngăn cản không cho người dùng thật truy cập vào các tài nguyên trên web.
2. Virus và các phần mềm độc hại:
Đây là một lỗi bảo mật khiến website có thể bị giám sát từ xa về quá trình hoạt động hay thậm chí đánh cắp thông tin người dùng. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng làm lây lan từ máy chủ web cho tới máy tính cá nhân của người dùng.
3. Lỗ hổng thông tin khi đăng ký domain:
Khi bạn đăng ký domain cho website của mình, những thông tin về cá nhân hay về máy chủ định danh URL liên kết với trang web có thể được lưu giữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu của WHOIS. Các hacker có thể dựa vào những dữ liệu này để theo dõi vị trí của máy chủ.
4. Lọt vào danh sách đen của các công cụ tìm kiếm:
Có thể những phương pháp bảo mật website hiện tại của bạn không được hiệu quả. Vì thế mà trang web của bạn lọt vào danh sách đen của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,...
Để có thể khắc phục được những lỗi bảo mật cũng như các lỗ hổng bảo mật của website thì các doanh nghiệp cần có những phương pháp bảo mật cho website hiệu quả qua đó hạn chế những tổn thất khi bị tấn công bởi hacker.
Cách bảo mật web khỏi các tấn công lỗ hổng bảo mật hiệu quả nhất
1. Cài đặt chứng chỉ SSL cho website:
Chứng chỉ SSL rất quan trọng đối với một thiết kế website. Cài đặt chứng chỉ SSL chính là cách bảo mật website tốt nhất. SSL bảo mật trang web dựa trên cơ chế mã hóa thông tin giữa server và trình duyệt web. Giúp website của bạn được bảo vệ các thông tin một cách an toàn nhất.
2. Cập nhật phần mềm ứng dụng trên website:
Việc thường xuyên cập nhật phần mềm ứng dụng sẽ giúp bảo vệ tốt cho website. Quá trình cập nhật sẽ giúp bạn sửa lại được các lỗ hổng và lỗi của những phiên bản cũ. Qua đó, tránh được việc hacker lợi dụng lỗ hổng để tiến hành tấn công DDoS.
3. Mua thêm băng thông:
Lượng băng thông càng lớn thì khả năng xử lý các yêu cầu của khách hàng càng nhanh, không phải mất nhiều thời gian chờ đợi. Giúp cho lượng lớn khách hàng có thể truy cập vào trang web cùng một lúc mà không bị tắc nghẽn. Đồng thời, việc mua thêm băng thông còn giúp hạn chế các khả năng tấn công DDoS do đột ngột tăng lượng truy cập vào website.
4. Ẩn IP máy chủ gốc
Bạn có thể giới hạn các địa chỉ IP khi truy cập website hay cài đặt các plugin để bảo mật website như wordpress,... Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ mang tính hỗ trợ cho quá trình bảo mật website và vẫn còn nhiều hạn chế về giá cả, thời gian.
5. Sử dụng tường lửa WAF:
Đây là giải pháp được đánh giá là đáng tin cậy nhất bởi tính tối ưu và hiệu quả, giúp tiết kiệm tài nguyên, thời gian cũng như công sức của các doanh nghiệp.
Như đã biết, ứng dụng tường lửa WAF có vai trò quan trọng đối với trang web. Tường lửa được thiết kế với chức năng tự động phân tích mọi lỗ hổng. Ngăn chặn sự xâm nhập của tin tặc một cách hiệu quả. Chống lại được các code độc hại hay virus tấn công website. Với tường lửa, các dữ liệu được bảo vệ một cách tự động và đồng bộ hóa trên hệ thống đám mây. Đảm bảo thông tin của website sẽ không bị lộ ra ngoài.
Bạn muốn bảo vệ website khỏi các tấn công mạng nguy hiểm? Hay phục hồi website do DDoS? Gọi ngay hotline: (028) 7306 8789 hoặc để lại thông tin bên dưới để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất.
Mục Lục