Web Optimization
Sự khác biệt giữa trang web động và trang web tĩnh
Wed Jul 06 2022Định nghĩa giữa trang web tĩnh và động có thể phức tạp cho doanh nghiệp khi tìm hiểu. Hãy cùng chúng tôi phân tích sự khác biệt giữa hai loại trang web này.
Định nghĩa giữa các trang web tĩnh và trang web động có thể rất phức tạp khi doanh nghiệp bắt đầu tìm hiểu sâu vào vấn đề này. Hãy cùng VNIS (VNETWORK Internet Security) phân tích sự khác biệt giữa hai loại trang web này.
Trang web tĩnh là gì?
Static website hay được gọi là trang web tĩnh, đây là những trang web chứa đựng những nội dung cố định. Mỗi trang web đều được mã hóa dưới dạng là ngôn ngữ lập trình HTML và hiển thị thông tin tương tự cho tất cả các người dùng bất kể là ứng dụng nào họ đang dùng hoặc là họ đến từ bất cứ quốc gia nào.
Các lập trình viên web thường xây dựng các trang web tĩnh bằng cách sử dụng HTML để thiết lập cấu trúc và CSS để thêm màu sắc và các yếu tố hình ảnh khác. Vì vậy, các trang web tĩnh thường được xây dựng độc lập, không cần kết nối với cơ sở dữ liệu.
Khi một trang web tĩnh được tạo ra, trang web đó vẫn sẽ giữ nguyên và không phản hồi bất kỳ những thay đổi nào trong hành động của người dùng. Nếu doanh nghiệp muốn thấy điều gì đó khác biệt, doanh nghiệp phải chỉnh sửa mã nguồn HTML theo cách thủ công trên mỗi trang web. Điều này có thể rất tốn thời gian, đặc biệt nếu doanh nghiệp có nhu cầu cập nhật một trang web lớn.
Trang web động là gì?
Dynamic website hay được gọi là trang web động, đây là các website được hỗ trợ bởi một phần mềm cơ sở dữ liệu, ngoài ra các trang web động sẽ được thiết kế thêm mục truy xuất dữ liệu và xử lý thông tin. Những điều ở trên sẽ giúp cho các website dynamic có tính giữa doanh nghiệp và người dùng rất cao.
Một vài ví dụ về các website động như trang web bán hàng trực tuyến, các website thương mại điện tử hoặc là các trang mạng thông tin lớn.
Bên cạnh đó, tạo một trang web động thường yêu cầu kiến thức về ngôn ngữ lập trình phía máy chủ như PHP, C# hoặc Python. Do đó, các trang web động xử lý các yêu cầu thường lấy nội dung từ cơ sở dữ liệu bên ngoài hoặc hệ thống quản lý nội dung (CMS).
Thực tế, nếu doanh nghiệp đã đăng ký một tài khoản trên trang web như Shopee hoặc Lazada. Thì mỗi khi doanh nghiệp truy cập vào những trang web này, doanh nghiệp sẽ thấy các đề xuất được chọn cho mình dựa trên các giao dịch trước đây. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể xem thông tin cá nhân của mình hoặc các đơn đặt hàng trước đây. Đây là những trang web động được tạo ra để cho người dùng cảm nhận được các trải nghiệm hay ho dựa trên các hành động trước đây của họ.
Vậy giữa trang web tĩnh và trang web động khác nhau điểm nào?
1. Chức năng
Web tĩnh: sẽ có chức năng giới thiệu thông tin cho người dùng xem và sẽ không thao tác được. Mọi thứ trên kiểu trang web này được thiết kế cố định, vì vậy nếu nhu cầu của người dùng cao hơn việc tham khảo thông tin thì trang loại trang web này sẽ không đáp ứng được.
Web động: sẽ được tích hợp thêm phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu, do đó doanh nghiệp sở hữu trang web có quyền sửa đổi, điều hành và cập nhật các thông tin lên website dễ dàng.
2. Ngôn ngữ lập trình
Web tĩnh: sẽ chỉ cần dùng mỗi ngôn ngữ lập trình HTML, giúp đăng tải thông tin như một trang báo. Các thông tin nếu cần thay đổi thì phải được xử lý trực tiếp trên file HTML.
Web động: sẽ phải cần dùng đa dạng ngôn ngữ như ASP.NET, CSS. PHP…, và cả cơ sở dữ liệu SQL Server, MySQL…, những yếu tố trên sẽ được các chuyên gia lập trình viên sử dụng để tạo ra một trang web động.
3. Khả năng tương tác với người dùng
Web tĩnh: hầu như người dùng sẽ không thể tương tác được với website, không giao tiếp được với quản trị viên. Do đó, trong thời đại công nghệ thương mại điện tử hiện nay, khi doanh nghiệp đã mất công xây dựng lên một trang web mà nếu như không có tính tương tác thì đây là một điều hạn chế cực kỳ đáng nghiêm trọng đối với chủ sở hữu website.
Web động: do web động được thiết kế với xu thế hiện đại hơn và các tính tăng tương tác giữa quản trị viên website và người dùng. Từ đó, người dùng có thể trao đổi thông tin với quản trị viên thông qua trang web động. Do đó, 2 bên đều sẽ đạt được các hiệu quả công việc mong muốn.
4. Nội dung
Web tĩnh: các trang HTML, hình ảnh, tệp nội dung, tệp video.
Web động: cơ sở dữ liệu (database), thông tin người dùng, khả năng phiên dịch, thông tin, ứng dụng nhắn tin bằng lời thoại hoặc video và dữ liệu thời gian thực (dự báo thời tiết, giá cổ phiếu ….,)
Lựa chọn nào sẽ hợp lý giữa trang web tĩnh và trang web động?
Một trang web tĩnh có thể là lựa chọn tốt nếu như trang web của doanh nghiệp chỉ bao gồm một vài trang. Thông thường, trang web tĩnh thường được sử dụng để cung cấp thông tin cho công chúng.
Bên cạnh đó nếu doanh nghiệp thích có một trang web tĩnh nhằm mục đích xây dựng một website chỉ chứa các thông tin cơ bản về công ty của bạn hoặc các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, thì trang web tĩnh sẽ là lựa chọn cho doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng một trang web thương mại điện tử với các quảng cáo thay đổi liên tục, lựa chọn tốt nhất sẽ là một trang web động. Doanh nghiệp có thể đưa ra các đề xuất cho người dùng dựa trên các giao dịch mua trước đây của họ.
Nếu khách hàng bỏ lại các mặt hàng trong giỏ hàng của họ, doanh nghiệp có thể kích hoạt trang web động để gửi lời nhắc nhắc khách truy cập đó quay lại và hoàn tất việc mua hàng của họ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng một trang web động để tạo ứng dụng web tiến bộ (PWA) hoặc các ứng dụng khác.
Quyết định của doanh nghiệp về việc xây dựng một trang web tĩnh hay động sẽ dựa trên những gì doanh nghiệp cần website cung cấp. Hơn thế nữa, bạn có thể sử dụng trình tạo trang web tĩnh để thiết lập và chạy trang web một cách nhanh chóng hoặc tạo ra một trang web động có thể là một quá trình phức tạp nhưng có thể mang lại nhiều khả năng linh hoạt hơn.
Làm thế nào để cải thiện hiệu suất trang web?
Hãy cùng tìm hiểu kỹ về bộ nhớ đệm và cách chúng tác động tích cực đến hiệu suất của một trang web.
Lưu trữ nội dung tĩnh là một xu hướng phổ biến đối với các mạng phân phối nội dung hay còn gọi là CDN. Công nghệ CDN hoạt động bằng cách tạm thời lưu trữ thông tin trên các máy chủ biên được đặt ở các vị trí gần người dùng cuối hơn, để giúp trang web tải nhanh hơn cho người dùng.
Việc có các máy chủ biên được phân phối ở các vị trí địa lý khác nhau cho phép phân phối nội dung nhanh chóng và đáng tin cậy hơn.
Nói tóm lại, CDN giúp người dùng có thể lấy nội dung nhanh hơn vì họ không phải ngồi chờ máy chủ trả về thứ họ cần. Thay vào đó, trình duyệt sẽ tìm kiếm nội dung tĩnh được lưu trữ trên một máy chủ biên gần đó. Do đó, CDN giúp cắt giảm thời gian tải trang web và cải thiện hiệu suất trang hiệu quả.
Bạn có thể tăng hiệu suất trang web bằng cách nào?
Một tùy chọn để giúp tăng hiệu suất trang web là tận dụng các máy chủ biên của CDN. Điều đó cho thấy, các giải pháp CDN từ 1 nhà cung cấp không phải là lựa chọn hoàn hảo, vì chúng có khả năng gặp sự cố ngừng hoạt động.
Đây là lúc các giải pháp Multi CDN trên nền tảng VNIS phát huy giá trị tối đa. VNIS Multi CDN kết hợp các máy chủ biên của nhiều nhà cung cấp CDN hàng đầu thế giới, trực tiếp giải quyết vấn đề về băng thông internet trên phạm vi toàn cầu.
Ngoài ra, Multi CDN trên VNIS cũng giúp trang web của doanh nghiệp tăng hiệu suất tối đa và loại bỏ thời gian chết bằng cách liên tục định tuyến lưu lượng truy cập web thông qua các CDN đang hoạt động tốt nhất.
Mục Lục